Ceramic công nghệ cao - Đặc sản của Rado

27 tháng 1, 2022
3124 lượt xem
Nói về bộ vỏ đồng hồ, rất nhiều người sẽ mặc định nghĩ tới chất liệu thép với khả năng chống chịu va đập và mài mòn tốt. Dù vậy, với công nghệ sản xuất tiên tiến của mình, Rado đã khiến cho giới sành đồng hồ phải ngả mũ thán phục khi ứng dụng thành công chất liệu ceramic công nghệ cao lên bộ vỏ cũng nwh dây đeo của các cỗ máy thời gian. Làm thế nào để một vật liệu vốn bị xem là mong manh như gốm lại tạo nên sự khác biệt đến vậy, hãy cùng Galle Watch khám phá nhé!

Mục Lục

    Nói về bộ vỏ đồng hồ, rất nhiều người sẽ mặc định nghĩ tới chất liệu thép với khả năng chống chịu va đập và mài mòn tốt. Dù vậy, với công nghệ sản xuất tiên tiến của mình, Rado đã khiến cho giới sành đồng hồ phải ngả mũ thán phục khi ứng dụng thành công chất liệu ceramic công nghệ cao lên bộ vỏ cũng nwh dây đeo của các cỗ máy thời gian. Làm thế nào để một vật liệu vốn bị xem là mong manh như gốm lại tạo nên sự khác biệt đến vậy, hãy cùng Galle Watch khám phá nhé!


    Nhắc đến gốm sứ, bạn sẽ nghĩ ra ngay những tính từ nào? Dễ vỡ, mỏng manh, cần được nâng niu? Đúng là vậy. Từ xưa đến nay, gốm sứ vẫn luôn gắn liền với những vật dụng mang tính trang trí như bình, lọ hay những tác phẩm thiên về tính trưng bày. Và với những tính chất ấy, nhiều người đã đặt câu hỏi về ý tưởng của Rado rằng tại sao một chất liệu dễ vỡ và khó chế tác như vậy lại có thể sử dụng trên một món sản phẩm đòi hỏi rất cao về độ bền bỉ và tính thẩm mỹ như đồng hồ? Câu trả lời khiến tất cả những người thắc mắc đều bất ngờ bởi khi đi vào sản xuất, chất liệu gốm mang đến tính hữu dụng và tính năng ưu việt vô cùng cao mà khó có chất liệu nào so sánh được. 

    Thành công nhất trong lĩnh vực đưa gốm vào chế tác đồng hồ đeo tay phải kể đến thương hiệu đình đám Rado của Thụy Sĩ. Hay nói cách khác, thông qua việc đưa chất liệu đặc biệt này áp dụng vào sản phẩm, Rado đã tạo ra những “đứa con” mang bản sắc rất riêng biệt. Từ đó, mang tên tuổi của thương hiệu phủ sóng trên toàn thế giới cho đến tận ngày hôm nay.
    Vậy quy trình sản xuất gốm và ưu nhược điểm của chất liệu này ra sao, hãy cùng Galle Watch tìm hiểu nhé!

     

    Khái niệm về gốm trong ngành chế tác đồng hồ đeo tay

    Đầu tiên, cần phải phân biệt gốm sứ thông thường với khái niệm gốm công nghệ cao hay ceramic high tech được sử dụng trong đồng hồ. So với gốm sứ truyền thống, ceramic công nghệ cao được xử lý với quá trình và kỹ năng độc đáo, do đó, có độ cứng và độ chống ăn mòn vượt trôi. Cho đến nay, có rất nhiều thương hiệu sử dụng chất liệu này cho sản phẩm của mình. Trong số đó, hãng sản xuất được biết tới nhiều nhất và thành công nhất với vật liệu này chính là Rado. Không chỉ nổi tiếng là thương hiệu tiên phong trong việc sử dụng và chế tác gốm cho đồng hồ, thương hiệu này còn được ưa chuộng bởi những thiết kế mang tính biểu tượng như Rado trứng, Rado Centrix,...Vận dụng triệt để tính năng đặc biệt mà chất liệu Ceramic mang lại, những sản phẩm đến từ Rado đều sở hữu tính thẩm mỹ rất riêng biệt, khó nhầm lẫn với những chiếc đồng hồ khác.

    Quy trình sản xuất Ceramic công nghệ cao

    Ceramic công nghệ cao là kết quả của quá trình kết hợp giữa luyện kim và hóa học, thông qua việc nhào trộn các thành phần với nhau và nung dưới một áp suất và nhiệt độ nhất định. Thành phần không thể thiếu của ceramic công nghệ cao là bột dạng hạt của khoáng chất Zirconia. Khoáng chất này là loại chất kết dính mà mỗi thương hiệu sẽ có những bí mật về công thức sản xuất riêng. Thành phần còn lại trong hợp chất tạo lên chất liệu gốm hoàn chỉnh là sắc tố của chất liệu. Yếu tố này sẽ quyết định màu sắc của gốm khi ra lò. Thông thường, ceramic công nghệ cao sẽ có 3 màu sắc chủ chốt là trắng - đen và xám, những màu được tạo nên từ nhiệt độ nung rất cao. Đến nay, Rado đã trình làng thêm nhiều màu sắc gốm khác nhờ công thức sản xuất đặc biệt mà chỉ riêng hãng nắm giữ.

    Giai đoạn sản xuất ceramic công nghệ cao bắt đầu tiên với việc tạo thành gốm. Bột được đem đi nung, sau đó đổ vào khuôn với hình dạng nhất định. Ở giai đoạn này, hình dạng của vật liệu sẽ lớn hơn 20% kích thước chuẩn của sản phẩm. Khi bột được nung ở nhiệt độ 350 độ C sẽ có hiện tượng bốc hơi, đến nhiệt độ 1000 độ C thì tích tụ và tạo thành hợp chất rắn. Giai đoạn cuối cùng, người thợ thủ công sẽ lấy hợp chất này ra khỏi lò, kiểm tra lại tạo hình của sản phẩm trong bản thiết kế, sau đó cắt vát, đánh bóng lại để hoàn chỉnh sản phẩm. Quá trình này đòi hỏi người thợ chế tác phải có chuyên môn cao và kỹ thuật lão luyện bởi mỗi tạo hình gốm khi ra lò sẽ được thiết kế theo nhiều kiểu dáng khác nhau. Để kết thúc được công đoạn này cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức.

    Với những dòng sản phẩm chế tác từ ceramic công nghệ cao plasma, loại chất liệu này được rèn trong lò nung ở nhiệt độ siêu cao. Các loại khí ga được kích hoạt ở nhiệt độ 20.000 ° C chuyển đổi gốm thành phẩm trắng lên đến 900 ° C, biến thành phần này thành vật liệu gốm công nghệ cao plasma có màu sáng bóng như kim loại. Trong một quá trình giống sản xuất như thuật giả kim hiện đại, màu sắc của gốm được biến đổi mà không ảnh hưởng đến các tính chất thiết yếu như: độ nhẹ, độ cứng và sự thoải mái cho người đeo.

    Cho đến hiện tại, có thể thấy Rado đang là thương hiệu dẫn đầu trong việc ứng dụng ceramic công nghệ cao trong chế tác đồng hồ. Tính đến nay, Rado đang sử dụng ceramic và plasma high tech ceramic trong các dòng sản phẩm nổi tiếng của mình như Centrix, True hay Hyperchrome…

    Ceramic có khá nhiều ưu điểm, trong đó, nổi bật nhất là tính thẩm mỹ khi duy trì được độ sáng bóng, chống xước và thân thiện với da tay. Đặc biệt, các mẫu đồng hồ ứng dụng vật liệu ceramic công nghệ cao hoặc plasma high tech ceramic thường có trọng lượng rất nhẹ khi so sánh với sản phẩm cùng kích cỡ được trang bị vỏ thép. Nhờ đó, Rado cũng như những hãng đồng hồ sử dụng vật liệu ceramic công nghệ cao rất được ưa chuộng bởi người dùng theo đuổi phong cách thanh lịch và hướng tới chất liệu thân thiện môi trường. 

    Dù vậy, chất liệu này không phải là không có điểm yếu. Đầu tiên là giá thành. Với việc ứng dụng chất liệu đặc biệt, giá bán của các mẫu đồng hồ có bộ vỏ hay dây đeo làm từ ceramic công nghệ cao thường khá mắc. Do đó, chỉ những người dùng chịu chơi hoặc những ai đam mê loại vật liệu này mới có thể tiếp cận các sản phẩm có nguồn gốc từ ceramic công nghệ cao. Bên cạnh đó, dù có khả năng chống xước siêu việt song nếu gặp phải va đập quá mạnh, bộ vỏ làm từ ceramic công nghệ cao có thể xảy ra hiện tượng nứt vỡ. Đáng buồn là với công nghệ hiện tại, bạn chỉ có thể thay thế bộ vỏ mới chứ không có phương án nào khác để khắc phục hư hại khi xảy ra với đồng hồ. 

    Với bài viết này, Galle Watch tin rằng bạn đã hiểu rõ hơn về vật liệu ceramic công nghệ cao trên đồng hồ. Có thể thấy, hiện tại, Rado vẫn đang là thương hiệu dẫn đầu ở mảng vật liệu tân tiến này. Nếu bạn yêu thích những vật liệu mới, nhất là ceramic công nghệ cao, hãy tới ngay các showroom Galle Watch trên toàn quốc để trải nghiệm và trên tay các sản phẩm của thương hiệu Rado cùng vật liệu độc đáo này nhé!

    -----------------------------------------------------------

    Để được tư vấn cụ thể, Quý khách hàng liên hệ tới Galle Watch qua:
    Hotline: 1800 6785
    Facebook: https://www.facebook.com/GalleWatch/
    Hệ thống Showroom: https://galle.vn/he-thong-cua-hang.html

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD