Đồng hồ Chronometer là gì và chứng chỉ COSC có giá trị như thế nào ?

12 tháng 7, 2022
2431 lượt xem
Chronometer là tiêu chuẩn mà bất kỳ nhà sản xuất đồng hồ nào cũng muốn hướng tới. Và ngay cả những tay chơi đồng hồ lâu năm cũng muốn sở hữu cho riêng mình ít nhất một cỗ máy Chronometer. Trong bài viết hôm nay, Galle Watch sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về Chronometer và chứng chỉ COSC. Cùng xem nhé! 

Mục Lục

    Chronometer là tiêu chuẩn mà bất kỳ nhà sản xuất đồng hồ nào cũng muốn hướng tới. Và ngay cả những tay chơi đồng hồ lâu năm cũng muốn sở hữu cho riêng mình ít nhất một cỗ máy Chronometer. Trong bài viết hôm nay, Galle Watch sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về Chronometer và chứng chỉ COSC. Cùng xem nhé! 


    Đồng hồ Chronometer là gì?

    Xã hội ngày càng phát triển con người càng quan tâm đến sự chính xác của đồng hồ và xem nó là tiêu chuẩn của chất lượng. Chính vì vậy mà đồng hồ Chronometer đã ra đời. 

    Chronometer là thuật ngữ, tiêu chuẩn để xác định độ chính xác của một chiếc đồng hồ Thụy Sỹ cao cấp. Để xác định một chiếc đồng hồ có đạt chuẩn Chronometer hay không, nhà sản xuất sẽ gửi bộ máy đồng hồ đến tổ chức COSC để kiểm định và cấp giấy chứng nhận. Đồng hồ được chứng nhận COSC sẽ có độ chính xác trung bình là -4 / + 6 giây mỗi ngày.

    Như vậy, có thể thấy Chronometer là một chiếc đồng hồ có độ chính xác rất cao và khác hoàn toàn với chronograph (một chức năng bấm giờ bên trong đồng hồ). Các thương hiệu sở hữu nhiều đồng hồ Chronometer nhất có thể kể đến như Rolex, Breitling, Omega, Tag Heuer,...

    Chứng nhận COSC có giá trị như thế nào?

    COSC là tên viết tắt của Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres – Viện kiểm tra Chronometer chính thức của Thụy Sỹ được thành lập năm 1973. Đây là tổ chức rất quan trọng với ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ, hoạt động độc lập, chuyên tiến hành các phép thử và chịu trách nhiệm quản lý chất lượng, cấp giấy phép Chronometer.

    COSC sở hữu ba phòng thử nghiệm riêng biệt được đặt tại Bienne, Saint-Imier và Le Locle. Có hơn 1.6 triệu đồng hồ được chứng nhận mỗi năm và con số này đã tăng đáng kể trong nhiều thập kỷ. Cụ thể, năm 1976, chỉ có 200.000 sản phẩm đồng hồ vượt qua các bước kiểm tra và cấp chứng nhận COSC. Nhưng đến năm 2000 đã có 1.000.000 chiếc đồng hồ đạt chứng nhận Chronometer.

    Để đạt được chứng nhận Chronometer của COSC, bộ máy đồng hồ phải vượt qua được hàng loạt cuộc thử nghiệm khắc nghiệt được tiến hành trong vòng 15 ngày đêm liên tục ở 5 vị trí và 3 mức nhiệt độ khác nhau (- 8 °, 23 ° và 38 ° C). COSC sẽ tiến hành 7 phép thử và được thực hiện hàng ngày với sự trợ giúp của camera, máy tính cùng 2 chiếc đồng hồ nguyên tử có độ chính xác tuyệt đối để phân tích dữ liệu. Nếu đồng hồ nào vượt qua 7 cuộc thử nghiệm đó sẽ được chứng nhận Chronometer và khắc biểu tượng của tổ chức này ở phía sau hoặc bên trong cỗ máy. 

    Bạn có thể tham khảo 7 phép thử của COSC ở dưới đây: 

    1. Tốc độ trung bình 1 ngày: Sau 10 ngày thử nghiệm, đồng hồ chỉ được phép sai lệch từ -4 đến +6 giây/ngày.

    2. Tốc độ thay đổi trung bình: COSC theo dõi đồng hồ ở 5 điểm khác nhau (2 chiều nằm ngang và 3 chiều thẳng đứng) mỗi ngày. Trong thời gian 10 ngày sẽ có 50 điểm và sự sai lệch không quá 2s.

    3. Tốc độ thay đổi lớn nhất ở 5 vị trí khác nhau không lớn hơn 5s/ngày.

    4. COSC trừ giá trị trung trung bình theo chiều thẳng đứng cho giá trị trung bình theo chiều nằm ngang, độ sai lệch phải nằm trong khoảng -6 đến +8s.

    5. Sự khác nhau giữa tốc độ lớn nhất trong ngày với tốc độ trung bình trong ngày không quá   10s/ngày.

    6. COSC thử nghiệm tốc độ đồng hồ tại 8 độ C và 38 độ C; sự sai khác về thời gian không được quá 0.6 giây mỗi ngày.

    7. Sai số lũy tiến: được xác định bằng sai số giữa tốc độ trung bình trong ngày ở 2 ngày thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng, sai lệch không được vượt quá 5s.

    Sau khi được kiểm tra bởi COSC, đồng hồ sẽ được chuyển về hãng và tiếp tục hoàn thiện. Tuy nhiên, khi so sánh với các chứng chỉ chất lượng khác, COSC không phải là một bài kiểm tra quá khó. Cứ 100 bộ máy được kiểm tra thì có tới 95 bộ máy được cấp chứng chỉ. Vì COSC chỉ kiểm tra bộ máy nên khi được lắp hoàn thiện vào đồng hồ sẽ xảy ra một số sai lệch về thông số. Ngoài ra, những số liệu do COSC kiểm tra sẽ có thời hạn lưu giữ trong 5 năm. 

    Những thương hiệu nào được chứng nhận COSC?

    Hiện nay, COSC đã ngừng công bố thông tin về số lượng đồng hồ được chứng nhận COSC. Điều này là do yêu cầu của các nhà sản xuất trong việc bảo vệ quyền riêng tư của họ. Tuy nhiên, trong bảng dữ liệu cuối cùng được công bố vào năm 2015, dưới đây là những thương hiệu có nhiều đồng hồ được chứng nhận COSC nhất.

    Rolex đứng đầu với 795.716 chiếc đồng hồ. Omega đứng thứ hai với 511.861 sản phẩm. Breitling đứng thứ ba với 147.917 mẫu mã được chứng nhận, 28.499 trong số này là các bộ máy thạch anh. Swatch Group đứng ở vị trí thứ 4 và thứ 5 với Tissot Mido, các thương hiệu lần lượt có 96.563 và 49.962 sản phẩm được COSC chứng nhận. Tudor có 23.003 sản phẩm trong khi Chopard có 16.107 và Zenith có 6.824 đồng hồ được chứng nhận. 

    Không thể phủ nhận rằng một chiếc đồng hồ được chứng nhận COSC sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho người sử dụng. COSC giúp cho chiếc đồng hồ trở nên đáng tin cậy hơn ngoài diện mạo hào nhoáng, bóng bẩy. Tuy nhiên, đồng hồ không được chứng nhận COSC không có nghĩa là kém tin cậy hơn. COSC chỉ nhằm mục đích duy trì ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ và chứng minh cho sự vượt trội của đất nước trong lĩnh vực kinh doanh. Những chiếc đồng hồ của các hãng khác, các quốc gia khác vẫn rất đáng để chúng ta tìm hiểu và sưu tầm. 

    Mong rằng, với những chia sẻ trên bạn sẽ phần nào hiểu được bản chất của Chronometer và COSC. Để sở hữu những cỗ máy thời gian có chứng nhận về độ chính xác cao, ngay hôm nay hãy ghé thăm các showroom Galle Watch trên toàn quốc nhé!

    Cách nhận biết đồng hồ Chronometer

    Có thể nói ngoài là một chứng chỉ về độ chính xác thì Chronometer cũng là một những thông tin để quảng bá sản phẩm nên đã số những chiếc đồng hồ chronometer đều được khắc dòng chữ này trước khi xuất xưởng.

    Bạn có thể tìm thấy dòng chữ này trên mặt số, vỏ hoặc ở bộ máy. Ngoài ra những chiếc đồng hồ Chronometer cũng có giấy chứng nhận đi kèm nên khi lựa chọn mua loại đồng hồ này hãy bảo nhân viên cửa hàng đưa giấy chứng nhận để kiểm tra nhé.

    Hiện nay, chỉ có 3% trong số đồng hồ Thụy Sỹ được sản xuất và lưu hành trên thế giới đủ tiêu chuẩn đạt và có chứng nhận COSC trong đó đứng đầu sở hữu nhiều nhất phải kể đến đó chính là thương hiệu Rolex đình đám.

    Để tránh việc bị mua nhầm phải một chiếc đồng hồ Chronometer giả các bạn có thể tìm đến thương hiệu Breitling khi mà tất cả đồng hồ của thương hiệu này đều đạt chứng nhận COSC trước khi xuất xưởng.

    -----------------------------------------------------------

    Để được tư vấn cụ thể, Quý khách hàng liên hệ tới Galle Watch qua:
    Hotline: 1800 6785
    Facebook: https://www.facebook.com/GalleWatch/
    Hệ thống Showroom: https://galle.vn/he-thong-cua-hang.html

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD