Cỗ máy In-house: Sự cám dỗ và bài học từ TAG Heuer

27 tháng 1, 2022
4334 lượt xem
Cỗ máy in-house luôn có sức hút khó cưỡng với những người say mê đồng hồ và là chuẩn mực mà mọi nhà sản xuất đều hướng đến cũng như là tiêu chí mà mỗi người chơi đều đặt ra khi cân nhắc mua sắm một chiếc đồng hồ .Chính vì vậy, từ xưa đến nay, các nhà sản xuất đều theo đuổi phát triển cỗ máy in-house, và coi máy in-house như là một trong những thành tựu vĩ đại của thương hiệu. Dù vậy, cuộc chạy đua sản xuất máy in-house lại bị xem là đầy cám dỗ và đã có những thương hiệu “lụn bại” khi đi sai hướng trong cuộc chơi này. Cùng tìm hiểu với Galle Watch về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.!

Mục Lục

    Cỗ máy in-house luôn có sức hút khó cưỡng với những người say mê đồng hồ và là chuẩn mực mà mọi nhà sản xuất đều hướng đến cũng như là tiêu chí mà mỗi người chơi đều đặt ra khi cân nhắc mua sắm một chiếc đồng hồ .Chính vì vậy, từ xưa đến nay, các nhà sản xuất đều theo đuổi phát triển cỗ máy in-house, và coi máy in-house như là một trong những thành tựu vĩ đại của thương hiệu. Dù vậy, cuộc chạy đua sản xuất máy in-house lại bị xem là đầy cám dỗ và đã có những thương hiệu “lụn bại” khi đi sai hướng trong cuộc chơi này. Cùng tìm hiểu với Galle Watch về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!


    Theo quan niệm chung, máy in-house là những cỗ máy được nghiên cứu, phát triển, sản xuất và lắp ráp bởi chính nhà sản xuất đồng hồ. Mặc dù chưa có căn cứ nào nói rằng máy in-house tốt hơn máy thường, nhưng với đông đảo người chơi, máy in-house vẫn được xem trọng hơn cả bởi phản ánh được tinh thần và tâm huyết của nhà sản xuất, là minh chứng cho sự sáng tạo, đổi mới và trình độ kỹ thuật của một thương hiệu. Đồng thời, nhiều người cho rằng máy in-house cũng có "hồn" hơn máy thường. Chính vì sự hấp dẫn của những cỗ máy in-house mà thị trường đã nổ ra rất nhiều câu chuyện thú vị liên quan và TAG Heuer cũng nằm trong số đó khi tạo ra một cỗ máy gây tranh cãi suốt nhiều năm mang tên Caliber 1887. 

    Sự ra đời của Caliber 1887

    TAG Heuer được thành lập năm 1860 bởi nhà sáng lập Edouard Heuer. Đây là thương hiệu có bề dày lịch sử về kỹ thuật, thiết kế, chế tác và được biết đến như là nhà tiên phong trong ngành đồng hồ Thụy Sỹ. Sau nhiều thập kỷ sử dụng các bộ máy được cải tiến từ máy dùng chung do các công ty chuyên sản xuất máy đồng hồ chế tác, để tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giải quyết bài toán thời gian, giá thành, năng suất và bắt kịp thị trường, TAG Heuer đã triển khai những dự án phát triển cỗ máy in-house của riêng mình. Trong số đó, dự án Calibre 1887 được phát triển nhằm thực hiện hóa tham vọng về thuật và là chiến lược nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp máy từ hai công ty ETA và Lemania. 

    Calibre 1887 được đặt tên theo năm mà Edouard Heuer phát minh ra cơ cấu "oscillating pinion" - một module dạng trục dùng trong máy chronograph. "Oscillating pinion"  đã trở thành niềm tự hào về kỹ thuật của TAG Heuer và là lý do con số 1887 được chọn làm tên cho cỗ máy mang tính cách mạng này. 

    Calibre 1887

    Caliber 1887 có thực sự là một cỗ máy in-house?

    Calibre 1887 chính thức ra mắt vào ngày 2/12/2009 và được giới thiệu là cỗ máy in-house do TAG Heuer phát triển và sản xuất. Sau khi được giới thiệu, dư luận bắt đầu có hai luồng ý kiến nổ ra. Nếu một bên cực kỳ hào hứng và ủng hộ thì một bên khác lại chỉ trích và chê bai vì Calibre 1887 có thiết kế tương đồng với platform design có tên TC78 - được phát triển và đăng ký bản quyền bởi Seiko vào năm 1997. Trong khi đó, đội ngũ marketing của TAG Heuer lại công bố Calibre 1887 là thiết kế 100% in-house. Ngay sau khi thông tin này bùng nổ, liên tiếp các diễn đàn lớn đã chỉ trích TAG Heuer. Sự việc nghiêm trọng đến mức CEO của hãng lúc đó đã phải lên tiếng đính chính về việc TAG Heuer đã mua lại bản quyền thiết kế TC78 và phát triển thêm nhiều tính năng mới với độ hoàn thiện hơn hẳn.

    Tuy rằng sau đó TAG Heuer đã chứng minh được sự cải tiến trên Calibre 1887 và đưa ra đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ nhưng qua sự cố này thương hiệu đã phải lao đao trong suốt một thời gian dài và khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào một nhà sản xuất lâu đời trên thị trường. 

    TC78 - được phát triển và đăng ký bản quyền bởi Seiko vào năm 1997

    Bài học rút ra từ câu chuyện của TAG Heuer

    Sản xuất máy in-house được xem là một tiêu chuẩn đánh giá trình độ của các thương hiệu đồng hồ, không chỉ cho thấy tay nghề mà còn giúp thương hiệu không bị phụ thuộc vào các nhà máy sản xuất máy khác. Dù vậy, sản xuất máy In-house cũng là một lĩnh vực đầy mạo hiểm, yêu cầu sự đầu tư lớn, khả năng duy trì dây chuyền sản xuất, kỹ thuật và kinh nghiệm của người nghệ nhân. TAG Heuer đã quá vội vàng trong việc khẳng định vị thế thương hiệu, bị cuốn vào vòng xoáy cám dỗ đến từ cỗ máy in-house và nhận về những nuối tiếc, đánh mất niềm tin nơi khách hàng.

    Không riêng gì TAG Heuer, ngay trong năm 2021, thương hiệu đồng hồ thể thao của nước Ý Panerai cũng vấp phải sự chỉ trích khi cỗ máy được giới thiệu là sản xuất in-house của hãng mang mã hiệu P.9200 có quá nhiều điểm tương đồng với máy ETA 2892-A2 của Swatch Group. Cho đến hiện tại, đại diện của Panerai vẫn chưa thể đưa ra được lí giải cho sự trùng hợp này và điều đó đang khiến cho hình tượng của thương hiệu bị chế giễu.

    Tag Heuer Carrera Calibre 1887 phiên bản 41mm giới thiệu lần đầu tiên tại Base Worl năm 2010

    Còn bạn, bạn suy nghĩ như thế nào về câu chuyện của TAG Heuer hay mới nhất là Panerai? Cỗ máy in-house liệu có vừa là “vòng nguyệt quế”, vừa là cạm bẫy đối với các nhà sản xuất đồng hồ? Hãy chia sẻ với Galle Watch những thông tin thú vị mà bạn biết xung quanh cuộc chạy đua chế tạo cỗ máy in-house nhé! 

    -----------------------------------------------------------

    Để được tư vấn cụ thể, Quý khách hàng liên hệ tới Galle Watch qua:
    Hotline: 1800 6785
    Facebook: https://www.facebook.com/GalleWatch/
    Hệ thống Showroom: https://galle.vn/he-thong-cua-hang.html

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD