Chân kính đồng hồ (jewels) là gì? Ý nghĩa của chân kính trong đồng hồ

27 tháng 1, 2022
20273 lượt xem
Đã bao giờ bạn ngắm nhìn bộ máy phía trong chiếc đồng hồ của mình từ phía sau và tự hỏi những viên đá màu hồng bí ẩn nằm trên bộ máy ấy có ý nghĩa gì hay chưa? Đó chính là chân kính của đồng hồ.

Mục Lục

    Đã bao giờ bạn ngắm nhìn bộ máy phía trong chiếc đồng hồ của mình từ phía sau và tự hỏi những viên đá màu hồng bí ẩn nằm trên bộ máy ấy có ý nghĩa gì hay chưa? Đó chính là chân kính của đồng hồ. 


    Vậy chân kính là gì? Tại sao đồng hồ lại cần có chân kính và có những loại chân kính nào? Hãy cùng Galle Watch giải đáp những câu hỏi này trong video ngày hôm nay nhé.

    [GÓC KỸ THUẬT] - Chân kính và tầm quan trọng trong bộ máy đồng hồ

    Chân kính đồng hồ là gì? Jewels nghĩa là gì? Chân kính đồng hồ làm bằng gì?

    Chân kính đồng hồ trong tiếng anh được ký hiệu là Jewel. Bộ phận này có màu hồng đỏ bóng bẩy trong suốt, xuất hiện mặt trong các bộ máy của đồng hồ bất kể là máy cơ hay hay quartz. Những ổ trục có sử dụng chân kính đầu tiên trên thế giới được ba thợ chế tác người Anh là Nicolas Fatio de Duillier, Pierre và Jacob Debaufre giới thiệu vào năm 1702.

    Cái tên Jewels có nghĩa là đá quý, dùng để ám chỉ nguồn gốc vật liệu quý giá và cũng là một bộ phận tuyệt đẹp, giá trị cao của đồng hồ. Còn từ chân kính lại có nguồn gốc từ Trung Quốc, dịch ra có thể hiểu là “chân bằng kính”, trong đó, “chân” là giá đỡ và “kính” là sự trong suốt. Từ này được du nhập vào Việt Nam khi chúng ta vẫn còn dùng ngôn ngữ Hán Việt.

    Tuy nhiên, vào thời điểm đó, phát minh Jewels không được nhân rộng vì sự đắt đỏ của những loại đá quý được chọn làm chân kính. Hàng thế kỷ trôi qua, chân kính được làm từ rất nhiều vật liệu quý giá như kim cương, đá quý, đá sapphire, ngọc thạch lựu, ruby hay thạch anh,... Chúng có một đặc điểm chung là độ mài mòn thấp, độ cứng cao, trơn trượt khi tiếp xúc với các bộ phận khác trong đồng hồ. Mỗi thương hiệu sẽ lựa chọn một chất liệu khác nhau, tùy thuộc vào giá trị của sản phẩm, phần lớn đều không quá đắt đỏ. Từ năm 1900, một số vật liệu chỉ còn xuất hiện ở trên những thiết kế đắt tiền, phần còn lại đều dùng sapphire tổng hợp, ruby nhân tạo do Auguste Verneuil phát minh. Tuy nhiên, một số đơn vị sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng,...còn dùng đến cả thủy tinh pha màu đề làm chân kính. Chất liệu này độ cứng rất thấp, dễ bị mài mòn

    Cách xem chân kính đồng hồ nhanh nhất là ngắm nhìn ở phía sau bộ máy

    Có bao nhiêu loại chân kính đồng hồ cơ/quartz?

    Chân kính đồng hồ được gia công khá nhỏ, to nhất cũng không vượt quá 2mm, chúng được tiện, gọt, đánh bóng, khoan lỗ, khoét trũng,...để phù hợp với từng bộ máy. Các loại chân kính thường được sử dụng nhiều nhất là:

    Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm (Hole Jewels): Đây là loại chân kính hình tròn, dẹt, ở giữa được khoan lỗ, dùng để gắn vào các trục bánh răng xoay có vận tốc nhỏ, không yêu cầu cao về độ sai số và chịu lực tác động từ các phương vuông góc với trục quay.

    Chân kính tròn không có lỗ xuyên tâm (Cap Jewels): Đây là loại chân kính mũ, có hình tròn, dẹt và ở giữa không khoan lỗ xuyên tâm hoặc không có lỗ. Chúng thường được đặt ở 2 đầu trục quay, yêu cầu cao về độ sai số, vận tốc quay lớn và chịu nhiều ảnh hưởng bởi lực tác động dọc trục. 

    Chân kính phiến, vuông chữ nhật (Pallet Jewels): Loại chân kính này được chế tác theo hình viên gạch, thường gắn trên những điểm hay bị tác động, va đập theo chiều ngang như hai đầu ngựa, trượt cò khóa, bánh thoát (bánh xe gai). 

    Chân kính con lăn (Roller Jewels): Là loại chân kính hình trụ, được gắn trên bệ bánh lắc và điểm bị tác động, va đập kiểu trượt (chiều ngang).

    Chân kính bảo vệ sốc (Shock Protection Jewels): Loại chân kính này không có hình dạng cụ thể, là một tổ hợp chân kính đồng hồ được sản xuất với mục đích ngăn không cho làm vỡ chân kính khi bị chấn động mạnh. 

    chan-kinh-dong-ho

    Chân kính đồng hồ có rất nhiều loại

    Chân kính đồng hồ có tác dụng gì?

    Trước tiên chúng ta sẽ phải hiểu được cơ chế hoạt động cơ bản của một bộ máy cơ trước.

    Động lực giúp cho các chi tiết trong bộ máy hoạt động là do dây cót đồng hồ tạo ra. Khi bạn lên dây cót đồng hồ tức là bạn đang làm cho dây cót cuộn chặt lại. Động lực từ dây cót chính qua bốn bánh xe răng (gọi là hệ truyền động) truyền đến bánh xe cân bằng. Hệ truyền động làm cho kim trên mặt đồng hồ di chuyển. Bánh xe cân bằng có tác dụng như con lắc (quả lắc) của đồng hồ treo tường, nó là trái tim của chiếc đồng hồ. Vây xung quanh bánh xe cân bằng là những bánh răng cực nhỏ điều khiển đồng hồ chạy nhanh hoặc chậm.

    Các loại bánh răng trong bộ máy đồng hồ đều được lắp trên trục và chúng không ngừng chuyển động khi dây cót nhả dần. Và trong quá trình đó sẽ sinh ra ma sát giữa những chi tiết nhỏ với nhau. Khi đó hai vật liệu làm cùng làm từ kim loại nếu cứ ma sát trong thời gian dài đến khi khô dầu sẽ khiến cho chúng bị mài mòn và làm hỏng cơ chế hoạt động của toàn bộ cỗ máy.

    Để giảm ma sát giữa các chi tiết kim loại với nhau thì các trục bánh răng đều được lắp trên các chân kính làm từ những loại đá có độ cứng tốt hơn kim loại như kim cương, sapphire, đá ruby. Chân kính giúp cho sự ma sát giữa trục và ổ trục nhỏ hơn, như vậy tổn hao của đồng hồ càng nhỏ, hiện tượng giảm tốc và hao mòn của các chi tiết chuyển động trong đồng hồ cũng sẽ chậm hơn.

    Như vậy tổng kết lại chúng ta sẽ thấy được chân kính có 5 chức năng chính trong bộ máy đồng hồ. Thứ nhất là làm giảm đi sự ma sát giữa các bánh răng để tăng độ chính xác. Dù vậy thì chức năng này chỉ giúp cải thiện độ chính xác ở mức độ vừa phải. Tiếp theo chính là tăng tuổi thọ của các bộ phận bị lực tác động giúp đồng hồ bền hơn. Đây là một trong 2 công dụng lớn nhất của chân kính. Thứ 3 chính là công dụng chống sốc để tăng độ bền cho các chân kính khác. Thứ 4 là một công dụng lớn khác, đó là giúp bộ máy đồng hồ trở nên đẹp hơn. Và cuối cùng là chân kính giúp tăng giá trị cho đồng hồ lên đáng kể nếu chiếc đồng hồ của bạn sử dụng những loại đá quý tự nhiên để làm chân kính như kim cương hay ruby tự nhiên.
    ý nghĩa chân kính trong đồng hồ.

    y-nghia-chan-kinh-trong-dong-ho

    Ý nghĩa chân kính trong đồng hồ cực kỳ quan trọng

    Số lượng chân kính đồng hồ cần có trong một cỗ máy

    Số chân kính trong đồng hồ là gì? Đồng hồ pin có chân kính không? Đồng hồ 21 chân kính là gì?... Đó là những câu hỏi được rất nhiều người dùng quan tâm. Theo những kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, Galle Watch có thể trả lời cho bạn, số chân kính được coi là đủ sẽ thay đổi theo từng loại máy khác nhau. 

    Với những chiếc đồng hồ pin thì số chân kính vừa đủ là khoảng 4 chân kính. Còn những mẫu đồng hồ quartz nhiều chức năng hơn như chronograph, có lịch thứ, ngày, tháng thì số chân kính cần là 6 - 7. Đồng hồ cơ thì cần đến 17 chân kính với những mẫu lên cót tay, còn đồng hồ cơ tự lên cót, con số này sẽ là 21. Đặc biệt, đồng hồ cơ có hai trống dự trữ năng lượng thì sẽ cần nhiều chân kính hơn, khoảng 23. Với những chiếc có nhiều chức năng thì số chân kính cần thiết là khoảng 25 - 27. Số lượng chân kính có thể lên tới hơn 40 với những chiếc đồng hồ cực kỳ phức tạp, thậm chí có cả những mẫu đồng hồ 100 chân kính, nhưng chúng thực sự rất hiếm. 

    Như vậy, chân kính đồng hồ là một phộ phận cực kỳ quan trọng của bộ máy, số lượng chân kính quyết định sự chính xác và chức năng của sản phẩm, do đó, khi mua hàng khách hàng cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này. Đến với Galle Watch, bạn sẽ được các chuyên gia kỹ thuật giải đáp kỹ càng hơn và tư vấn chọn mua sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

    -----------------------------------------------------------

    Để được tư vấn cụ thể, Quý khách hàng liên hệ tới Galle Watch qua:
    Hotline: 1800 6785
    Facebook: https://www.facebook.com/GalleWatch/
    Hệ thống Showroom: https://galle.vn/he-thong-cua-hang.html

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    • các mã đồng hồ novelties của certina

      KHÁM PHÁ NHỮNG NOVELTIES MỚI NHẤT CỦA CERTINA

      19 tháng 4, 2024
      Những mẫu đồng hồ của Certina được tạo nên bởi quá trình chế tác khắt khe cùng tiêu chuẩn hàng đầu nhằm mang tới khả năng vận hành bền bỉ, mạnh mẽ và đáng tin cậy. Để tìm kiếm những đồng hồ Certina...
      Đọc thêm
    • 03 Lý do đồng hồ Tissot là lựa chọn tốt nhất của bạn

      03 Lý do đồng hồ Tissot là lựa chọn tốt nhất của bạn

      18 tháng 4, 2024
      Luôn duy trì được vị thế trong Top 10 thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ bán chạy nhất hàng chục năm qua, Tissot xứng đáng được xem là lá cờ đầu của ngành đồng hồ thế giới. Đến với Đồng hồ Galle, bạn sẽ tìm...
      Đọc thêm
    • dong-ho-longines-tinh-hoa-thuy-sy

      Đồng hồ Longines - Tinh hoa Thụy Sỹ

      18 tháng 4, 2024
      Xuất hiện lần đầu vào năm 1832 tại thành phố Saint-Imier, Thụy Sỹ, thương hiệu Longines nổi tiếng với những dòng đồng hồ sang trọng. Đến với Đồng hồ Galle, bạn sẽ tìm thấy những mẫu đồng hồ Longines...
      Đọc thêm

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD