Phân biệt các loại lịch trên đồng hồ

27 tháng 1, 2022
2123 lượt xem
Trên đồng hồ, bạn không chỉ xem được giờ mà còn biết được thứ, ngày, tháng, tuần trăng,...Để làm được điều đó, các nhà sản xuất đã đưa vào sử dụng cơ chế lịch. Đây là một cơ chế không hề đơn giản nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt trong việc sử dụng của người dùng. Trong bài viết này Galle Watch sẽ giúp bạn phân biệt các loại lịch trên đồng hồ. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mục Lục

    Trên đồng hồ, bạn không chỉ xem được giờ mà còn biết được thứ, ngày, tháng, tuần trăng,...Để làm được điều đó, các nhà sản xuất đã đưa vào sử dụng cơ chế lịch. Đây là một cơ chế không hề đơn giản nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt trong việc sử dụng của người dùng. Trong bài viết này Galle Watch sẽ giúp bạn phân biệt các loại lịch trên đồng hồ. Hãy cùng tìm hiểu nhé!


    1. Lịch ngày

    Lịch ngày là cơ chế phổ biến và đơn giản nhất trên đồng hồ. Với đồng hồ sở hữu loại lịch này, trong cỗ máy, nhà sản xuất sẽ trang bị một đĩa xoay tương ứng với 31 ngày. Vòng quay sẽ chuyển động từng ngày, từ ngày 01 đến ngày 31 rồi lặp lại. Do có cơ chế đơn giản nên với những tháng có ít hơn 31 ngày thì người dùng cần tự điều chỉnh lại bằng tay 5 lần trong 1 năm.

    2. Lịch thứ/ngày

    Lịch thứ/ngày hay còn được gọi là lịch đôi, chỉ thứ và ngày trong tuần. Ô lịch thứ và ngày sẽ nằm bên cạnh nhau hoặc tách nhau ra trên mặt số đồng hồ.

    3. Lịch ba chức năng hoàn thiện (Triple Calendar)

    Là loại lịch chỉ thứ, ngày, tháng của đồng hồ. Khi kết hợp với bộ hiển thị chu kỳ mặt trăng thì sẽ trở thành bộ lịch có đầy đủ tính năng cao cấp nhất: thứ - ngày - tháng -  trăng sao. 

    4. Lịch tuần trăng (Moonphase)

    Lịch tuần trăng là loại lịch mô phỏng theo chu kỳ hiển thị của mặt trăng với trái đất. Đồng hồ có cơ chế này sẽ hiển thị hình ảnh trăng sao và chu kỳ của chúng, giúp người đeo xác định được ngày âm cũng như ngày rằm (khi trăng tròn). Đồng hồ lịch tuần trăng có khả năng hoạt động chính xác đến 122 năm. Hết thời gian này người dùng mới phải điều chỉnh lại hình ảnh mặt trăng tương ứng với các ngày trong năm. 

    5. Lịch thường niên (Annual Calendar)

    Là cơ chế lịch cho phép đồng hồ có thể nhận biết chính xác ngày của các tháng, bao gồm cả tháng có 30 hay 31 ngày. Người sử dụng sẽ phải điều chỉnh lịch thường niên mỗi năm 1 lần vào ngày cuối cùng của tháng 02. Đây là một trong những cơ chế lịch phức tạp của ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ cơ khí, do đó, những cỗ máy thời gian sở hữu tính năng lịch thường niên sẽ có giá bán tương đối cao. 

    6. Lịch bán vạn niên

    Đồng hồ lịch bán vạn niên có bộ máy cơ chứa bộ nhớ cho hơn 1461 ngày, cho phép đồng hồ tự nhận biết và điều chỉnh chính xác các thứ, ngày, tháng, tuần trăng trong năm, bao gồm cả những tháng có 28, 30 và 31 ngày. Theo đó, cứ mỗi 4 năm người dùng sẽ phải điều chỉnh lại lịch 1 lần vào tháng 2 năm nhuận hoặc sau 1461 ngày một lần.

    7. Lịch vạn niên (Perpetual Calendar)

    Lịch vạn niên là một cơ chế đặc biệt phức tạp trong đồng hồ, thường được ứng dụng trên các thiết kế cơ khí cao cấp. Để chế tác được lịch vạn niên, các nhà sản xuất phải có đội ngũ thợ đồng hồ bậc thầy, những chuyên gia trong nghề với nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, lịch vạn niên cũng là tính năng mà bất cứ thương hiệu đồng hồ danh tiếng nào cũng cần phải có. 

    Lịch vạn niên cho phép đồng hồ tự nhận biết và điều chỉnh chính xác thứ, ngày, tháng, tuần trăng trong năm (bao gồm cả tháng có 28, 30, 31 ngày và năm Nhuận). Đặc trưng của một chiếc đồng hồ Perpetual Calendar là bộ hiển thị Leap Year (năm Nhuận thường được đánh dấu đặc biệt trong chu kỳ 1 - 2 - 3 - 4 năm).

    Cơ chế có chứa “bộ nhớ” cho hơn 1461 ngày, vòng quay quay 4 năm 1 lần giúp hiển thị mối tương quan của lịch với chiều dài chính xác của tháng. Những người sử dụng loại đồng hồ cơ có cơ chế lịch vạn niên bắt buộc phải sử dụng hộp xoay đồng hồ khi không đeo để lưu trữ và duy trì khả năng hoạt động tốt cho cỗ máy phức tạp ấy.

    Đồng hồ lịch vạn niên điểm ngày chính xác qua trung bình 100 năm hoặc có thể lên đến 122 năm kể từ ngày kích hoạt cơ chế.

    8. Lịch vạn niên vĩnh cửu (Secular Perpetual  Perpetual)

    Cứ mỗi 100 năm, các năm kết thúc bằng 00 và không chia hết cho 400 không phải là năm Nhuận và theo hệ lịch La Mã thì đồng hồ lịch vạn niên sẽ không tính được những năm này. Để giải quyết vấn đề đó, cơ chế lịch vạn niên vĩnh cửu đã ra đời, tính năm Nhuận dựa trên Công lịch. Đây là cơ chế siêu phức tạp và cực hiếm thấy trên đồng hồ, là niềm tự hào của bất cứ nghệ nhân và hãng sản xuất nào. 

    Trên đây, Galle Watch đã giúp bạn phân biệt 8 loại lịch thường thấy trên đồng hồ. Bạn đánh giá như thế nào về những loại lịch này, hãy chia sẻ ý kiến của mình ngay phía dưới bài viết nhé!

    -----------------------------------------------------------

    Để được tư vấn cụ thể, Quý khách hàng liên hệ tới Galle Watch qua:
    Hotline: 1800 6785
    Facebook: https://www.facebook.com/GalleWatch/
    Hệ thống Showroom: https://galle.vn/he-thong-cua-hang.html

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD